Đừng xem quá nhiều video poker trên youtube

Thực ra tất cả các chiêu của cao thủ bạn xem trên mạng đều có thể áp dụng ở Việt Nam. Poker về căn bản là toán, và toán học là đồng nhất dù bạn ở đâu. Vấn đề là bạn phải áp dụng chiêu đó đúng thời điểm, và muốn biết lúc nào là thích hợp thì cách duy nhất là bạn hiểu bản chất phía sau của mỗi chiêu các cao thủ sử dụng, tại sao họ lại làm thế, thay vì nhắm mắt áp dụng bừa chỉ vì đó là “standard / chuẩn”, “trên mạng toàn đánh thế”… Tạo tài khoản tham gia ngay!

Tại sao không nên xem quá nhiều video Poker trên Youtube?

  • Ví dụ, semi bluff raise với flush draw rất hiệu quả (xem bảng fold equity cần thiết ở đây: https://www.facebook.com/notes/poke…). Tuy nhiên nếu đối thủ là calling station, không bao giờ fold thì ta lại không bao giờ nên semi bluff với bài draw, mà chỉ draw bình thường nếu đủ odds. Nếu đối thủ bet quá mạnh và cảm thấy implied odds cũng không đủ cao thì fold không ngần ngại. Bài dù draw mạnh mấy thì vẫn chỉ là bài chờ, vẫn là bài yếu, và fold bài yếu thì không có gì đáng tiếc. Đừng để rơi vào tình trạng suy nghĩ “đã đánh bài mua bán mà ra flop có cửa mua thì phải chơi đến cùng”, đó là tâm lý của người đánh bạc, không phải của người đánh poker. Vậy khi nào bạn có thể áp dụng chiêu này? Chỉ khi bạn đọc được range của đối thủ yếu và khả năng đối thủ fold cao.

  • Hay thỉnh thoảng bạn lại thấy Phil Ivey, Patrik Antonius 3-bet preflop với những bài như 96s, K3s… hay còn gọi là 3-bet light, trông rất cool, thế nhưng đem về áp dụng ở sới bạn chơi thì lại thất bại thảm hại. Bạn đổ lỗi là “tại đối thủ đánh quá kém, đánh sai, cầm J9o, A7o bị 3-bet lẽ ra phải fold, chứ tôi đánh chuẩn, y như Phil Ivey”. Thực ra người đánh kém ở đây là bạn, vì bạn đã không biết cách điều chỉnh lối chơi, thích ứng theo đối thủ của mình. Khi đối thủ thường xuyên call 3-bet của bạn, bạn vẫn có thể 3-bet rất nhiều với những bài không phải cực mạnh, nhưng phải 3-bet với 1 range linear (bao gồm các hand trung bình khá như kiểu A9o, KTs, 88…) chứ không phải range polarized (gồm bài cực mạnh và bài yếu) như online thường sử dụng khi đối thủ fold nhiều và thường xuyên 4-bet hoặc fold. Vậy khi nào bạn có thể áp dụng chiêu này? Chỉ khi trên bàn có đối thủ tight (mọi người thường sợ những người nit ít khi ra đường, không dám đụng đến họ, nhưng thực ra họ lại là 1 trong những đối tượng thích hợp nhất để 3-bet light, vì bản chất của họ là muốn tránh đụng độ), hoặc nếu stack đằng sau còn rất nhiều và trình độ bạn hơn hẳn đối thủ để outplay họ postflop.
  • Một ví dụ khác điển hình là chuyện raise size preflop. Các cao thủ online hầu hết đều vô cùng thành thạo kỹ năng preflop, không mắc sai lầm mấy, nên khi đánh với nhau họ không tìm cách lấy value ở preflop nữa (quá ít). Họ raise preflop chỉ nhằm mục đích chính là đặt mình vào tình huống có lợi postflop (có vị trí, cô lập ít người, có thế chủ động, uncapped range, vv…) , vì thế 1 cái raise nhỏ như kiểu 3bb, 2.5bb, hay thậm chí min raise là đủ. Thế nhưng nếu bạn đánh với những đối thủ thiếu kinh nghiệm, những người sẵn sàng call 1/5 stack với những bài yếu như 65s, A8o, 22, QJo… thì chẳng có lý do gì bạn không nâng raise size lên 5bb, 10bb, 20bb… (miễn đối thủ còn chịu được) để kiếm value ngay từ vòng preflop. Vậy khi nào bạn có thể áp dụng chiêu này? Khi bạn cướp blind của 1 người đánh chắc chẳng hạn, hay bạn ở late position mọi người fold hết đến bạn và lúc này chỉ raise nhỏ để lấy thế chủ động.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *